Thành tựu đạt được của Viện Năng Lượng

Trong 17 năm qua, Viện Năng lượng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam nói riêng và xã hội nói chung:

  • Lập các qui hoạch phát triển điện lực quốc gia, đang chờ ý kiến đóng góp các bộ ngành trước khi trình Chính phủ qui hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 6 (2006 – 2015 xét đến 2025) trong đó xem xét qui hoạch phát triển điện lực với sự cân đối phát triển năng lượng quốc gia, cân đối với các phân ngành năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than và các dạng NL tái tạo khác.
  • Chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam.
  • Tham gia nghiên cứu đề xuất với Chính phủ hoạch định các chính sách NL quốc gia, thể hiện qua các tài liệu NCKH như “Tổng quan ngành NL Việt Nam và chính sách NL quốc gia” – KC-03 (1991 – 1995), “Chiến lược phát triển ngành NL đến năm 2020” – KHCN – 09-02, “Căn cứ khoa học và pháp lý cho việc liên kết năng lượng và liêt kết mua, bán điện với các nước trong khu vực” – KHCN-09-04 thuộc chương trình trọng điểm Nhà nước KHCN- 09 giai đoạn1996 – 2000.
  • Lập báo cáo nhu cầu NL toàn quốc đến năm 2025 theo các ngành kinh tế và các loại nhiên liệu, NL sơ cấp và NL cuối cùng.
  • Phối hợp với các chuyên gia ngành Than và Dầu khí đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác hiệu quả nguồn NL sơ cấp: Than, Dầu, Khí, Thuỷ năng, NL hạt nhân, NL mới và tái tạo…
  • Lập báo cáo tổng thể nguồn NL toàn quốc đến năm 2000 – 2005, có xét đến 2010.
  • Lập báo cáo tổng quan điện khí hóa toàn quốc, điện khí hóa nông thôn.
  • Lập báo cáo qui hoạch thuỷ điện nhỏ toàn quốc và các tỉnh như: Gia Lai, Kon Tum, Đắc lắc…
  • Lập qui hoạch phát triển điện lực cho các tỉnh, thành phố trong đó có Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp lớn như KCN Dung Quất, KCN trục đường 51 thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu, các khu vực lãnh thổ như khu vực Tây bắc,  Đông bắc, khu tam giác 7 tỉnh vùng biên giới Việt Nam – Lào – Cămpuchia… và hàng trăm huyện, thị xã trong cả nước.
  • Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (BCNCTKT), báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) cho nhiều dự án nguồn điện với các dạng nhiên liệu khác nhau (than, dầu, khí) và công nghệ khác nhau (nhiệt điện hơi, tuabin khí chu trình hỗn hợp, tổ máy Diesel), trong đó có một số công trình trọng điểm như NMĐ Uông Bí mở rộng, NMĐ Hải Phòng, NMĐ Ninh Bình mở rộng, nhiệt điện Hải Phòng 2 và một số dự án do các đơn vị ngoài ngành làm chủ đầu tư.
  • Tham gia tính toán và luận chứng sự cần thiết xây dựng đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 2.
  • Đã lập nhiều BCNCTKT, BCNCKT cho các công trình lưới điện đến 500kV như đ/d 500kV Phú Mỹ – Nhà Bè – Phú Lâm, đ/d 220kV Thốt Nốt – Châu Đốc, Đồng Hoà – Đình Vũ, Đồng Hoà – Vật Cách, Hải Phòng – Đình Vũ, trạm biến áp 220kV Đình Vũ, trạm biến áp 220kV Vân Trì, thiết kế các công trình: Đường dây 220kV Vân Trì – Sóc Sơn, đường dây 220kV Vân Trì – Chèm, mở rộng trạm biến áp 220kV Sóc Sơn, mở rộng trạm biến áp 220 kV Chèm và rất nhiều công trình đường dây và trạm 110kV khác.
  • Đã lập các đề án Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán – Hồ sơ mời thầu (TKKT- TDT-HSMT) cho NMĐ Hải Phòng 2 x 300MW, Dự án NMĐ Ninh Bình 300MW. Đây là lần đầu tiên Viện Năng Lượng thực hiện nhiệm vụ tư vấn thiết kế kỹ thuật NMĐ qui mô công suất lớn với vai trò Tư vấn thiết kế chính (tư vấn nước ngoài là tư vấn phụ)

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu Và phát triển năng lượng, Viện Năng Lượng đã đạt được những thành tựu quan trọng qua những công trình:

  • Thực hiện nhiều đề tài  NCKH cơ bản và cơ sở để phục vụ cho nghiên cứu phát triển ngành điện và các ngành liên quan khác như: Xác định các thông số sét và qui luật hoạt động của dông sét Việt Nam, các vấn đề về mô hình thủy lực ở công trình có cột nước cao, các quá trình cháy, khí động và nhiệt động. Chủ trì nghiên cứu xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm điện cao áp quốc gia (Ban quản lý dự án). Dự án đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm điện cao áp sẽ được thực hiện trong 4 năm 2005 – 2008, năm 2005 thiết kế đã được phê duyệt và hiện đang triển khai các bước tiếp theo.
  • Đã triển khai nhiều chuyên đề NCKH ứng dụng như dự án quản lý nhu cầu phụ tải (DSM), ứng dụng các phương pháp nâng cao hiệu suất lò hơi, áp dụng vòi phun UD vào các lò hơi NMĐ Ninh Bình, hệ thống thổi bụi lò hơi tại NMĐ Uông Bí, Ninh Bình, hệ thống thải xỉ đáy lò tại NMĐ Ninh Bình. Trong đó đề tài ứng dụng “nghiên cứu thiết kế ứng dụng vòi phun đốt than bột dạng UD cho lò hơi NMĐ Ninh Bình” đã được giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam (VIFOTEC) năm 2003. ứng dụng mô hình thuỷ lực phục vụ thiết kế kỹ thuật và quá trình xây dựng các công trình thuỷ điện Yaly, Sêsan 3, Tuyên Quang, Sơn La, sông Ba Hạ… và phục vụ sửa chữa hạ lưu các công trình thủy điện Hoà Bình, Thác Bà. Liên danh với Nipon Koei, J.power (Nhật Bản) thẩm định thiết kế kỹ thuật thủy điện Sơn La, là nhà máy thủy điện lớn nhất ở Việt Nam.
  • Đã chuyển giao công nghệ phần cơ nhiệt cho các nhà máy điện; nghiên cứu tác động môi trường từ các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.
  • Đã lập các đề án BCNCKT các dự án phát điện gió cho huyện đảo Lý Sơn, Bạch Long Vĩ và tỉnh Ninh Thuận.
  • Lắp đặt nhiều giàn pin mặt trời, động cơ gió, hầm khí sinh học, bếp đun cải tiến cho đồng bào và chiến sĩ các vùng nông thôn hẻo lánh, miền núi và hải đảo.
  • Lập Atlas lưới điện phân phối toàn quốc và lưới điện các khu công nghiệp tập trung.
  • Viện Năng Lượng đã hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia như: UNDP, WB, UNIDO, UNICEF, ADB, FAO, ESCAP, EU, ACCT, AIT, APERC, SIDA, CRIEPI, ACE, JICA, NEDO, EDF, GTZ, CDG, IEEJ, SEI… và nhiều công ty tư vấn nước ngoài, thực hiện nhiều đề tài, dự án; tổ chức các hội thảo khoa học, các lớp đào tạo trong lĩnh vực phát triển năng lượng/điện lực.
  • Thực hiện các đề tài NCKH trọng điểm cấp Bộ và Nhà nước:

o Tổng quan ngành năng lượng Việt Nam và chính sách NL Quốc gia KC.03 (1991 – 1995).
o Chiến lược phát triển ngành năng lượng đến năm 2020 KHCN – 09-02.
o Định hướng tính khả thi của việc sử dụng NLM, TĐN, NLSK qui mô công nghiệp ở Việt Nam.
o Nghiên cứu KHCN nhằm khai thác hợp lý nguồn thủy năng của hệ thống sông ngòi toàn quốc trong phát  triển thủy lực.
o Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ  các giải pháp  ngăn chặn tác động đến môi trường, vận hành hệ thống truyền tải cao áp và siêu cao áp.
o Nghiên cứu đánh giá tiềm năng giảm thiểu phát thải khí nhà kính do hoạt động năng lượng gây ra tại Việt Nam.

Facebook
Twitter
LinkedIn