Tràn xả lũ thủy điện công trình thuỷ lợi, thuỷ điện thường có tỷ lưu lớn, hạ lưu tràn là sông cong, có đường giao thông và dân sinh sống ở bờ sông. Do đó việc nghiên cứu thí nghiệm mô hình thủy lực lựa chọn kết cấu mũi phun tràn để giảm xói lở và gia cố hạ lưu là cần thiết.
ThS. Trần Vũ,
Viện Năng lượng
Tóm tắt
Summary
Spillway of water resources and hydropower project has high specific discharge capacity with meandering flow, road and local people living in downstream. Therefore, it is necessary to conduct hydraulic physical model test for selecting type of structure of flip bucket in order to reduce scouring and protecting the downstream.
The paper is to present summary experimental reseach of discontinuity flip bucket (stargged) that applying for spillway locating in main stream of Bung 4 river hydropower project.
Tràn xả lũ thủy điện công trình thuỷ lợi, thuỷ điện thường có tỷ lưu lớn, hạ lưu tràn là sông cong, có đường giao thông và dân sinh sống ở bờ sông. Do đó việc nghiên cứu thí nghiệm mô hình thủy lực lựa chọn kết cấu mũi phun tràn để giảm xói lở và gia cố hạ lưu là cần thiết.
Bài viết nêu tóm tắt kết quả nghiên cứu thực nghiệm dạng mũi phun khụng liờn tục (so le) áp dụng cho tràn xả lũ đặt giữa lòng sông – thuỷ điện Sông Bung 4.
I. MỞ ĐẦU
Tiêu năng sau công trình tháo lũ thường dùng tiêu năng dòng phun xa:
Tiêu năng dòng phun xa là lợi dụng mũi phun ở chân đập hoặc cuối dốc nước để dòng chảy với vận tốc lớn phóng xa ra khỏi chân công trình. Hình thức tiêu năng này được dùng khá phổ biến, nhất là các công trình có tràn xả lũ đặt ở giữa lòng sông như các nhà máy thuỷ điện: Sê San 3, Sê San 4, Bản Vẽ, Bản Chát, sông Tranh 2, Bản Mòng…nhưng hầu hết là mũi phun liên tục.
Một số tràn của hồ chứa nước: Yên lập, Núi Cốc, Kẻ Gỗ…có mố phân dòng (xẻ rãnh trên mố phun ); hay công trình thủy điện Hòa Bình, sông Hinh có mũi phun ở cuối dốc nước.
Hình thức tiêu năng dạng khe hẹp tiêu năng theo kiểu dòng phun là một hình thức tiêu năng mới đối với lòng sông ở eo núi hẹp, đặc điểm của nó là thu hẹp bề rộng thoát nước ở chỗ cửa ra mũi hất, tạo ra dòng chảy khuyếch tán theo hướng dọc khá lớn, mở rộng khoảng cách đường viền dòng phun trên và dưới, tăng thêm mặt tiếp xúc giữa nước với không khí, làm cho nó trộn khí nhiều, tỷ lệ tiêu năng trong không trung tăng lên rõ rệt, hơn nữa diện tích dòng phun đổ vào mặt nước hạ lưu so với chiều rộng mũi phun tăng lên tương đối nhiều, nên xói lở lòng sông hạ lưu giảm rõ rệt.