Nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ năng lượng /điện dựa trên mức sống hộ gia đình

ThS. Nguyễn Chí Phúc, Phòng Kinh tế dự báo và Quản lý nhu cầu năng lượng, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương
Tóm tắt:
Nghiên cứu & đánh giá nhu cầu tiêu thụ năng lượng/ điện dựa trên mức sống hộ gia đình nhằm mục đích xác định tác động mức sống hộ gia đình đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng/ điện và đánh giá tiềm năng tiết kiệm ở hộ gia đình.
Đánh giá cơ cấu tiêu thụ năng lượng theo các dạng năng lượng/điện trong các hộ gia đình.
Đánh giá nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong hộ gia đình theo mức sống.
Xây dựng định mức tiêu thụ năng lượng cho hộ gia đình
Đánh giá về tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình.

Từ khóa: Định mức tiêu thụ năng lượng; Mức sống hộ gia đình

I. Giới thiệu
Hiện nay, việc ứng dụng các mô hình năng lượng trong việc định hướng, dự báo nhu cầu năng lượng trong tương lai là rất quan trọng, qua đó chúng ta xây dựng những chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển năng lượng. Việc xác định định mức tiêu thụ năng lượng và nhu cầu tiêu thu năng lượng trong hộ gia đình một cách chính xác thì sẽ giúp chúng ta xây dựng mô hình năng lượng sẽ càng chính xác, thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách, lên kế hoạch và phân bổ các nguồn lực hợp lý.
II. Nội dung phương pháp
Áp dụng phương toán pháp thống kê kinh tế và đa hồi qui để phân tích dữ liệu trong bộ số liệu được trích xuất từ Điều tra mức số hộ gia đình các năm.
Phương pháp toán thống kê kinh tế: Phương pháp này sử dụng công cụ toán thống kê để ngoại suy ác suy hướng trong tương lai. Phương pháp này thường sử dụng các thông số đặc trưng để dự đoán ngắn hoặc trung hạn các chỉ số về vốn đầu tư, lao động hay các thông số đầu vào khác
Phân tích tương quan:
Phân tích hồi qui là một trong những kỹ thuật thống kê quan trọng và được sử dụng rộng rãi với nhiều ứng dụng trong cách tiếp cận kinh tế lượng. Mô hình hồi quy tuyến tính hai biến được sử dụng để đánh giá tác động của một biến số lên một biến số khác. Đề tài này xem xét quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng/ điện của hộ gia đình với thu nhập, khu vực, loại nhà….. Từ suy luận thông thường, có thể cho rằng khi mức tiêu thụ năng lượng/ điện và thu nhập, khu vực, loại nhà sẽ có quan hệ đồng biến, do đó có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các biến số này như sau:
TT = β1 + β2GT + u
Trong đó TT và GT lần lượt là mức tiêu thụ năng lượng/điện và và thu nhập, khu vực, loại nhà; β1, β2 là các hằng số nào đó; u thể hiện cho các yếu tố khác ảnh hưởng định mức tiêu thụ năng lượng/điện
III. Ảnh hưởng mức thu nhập đến tiêu thụ năng lượng/ điện trong hộ gia đình
Khu vực thành thị, nông thôn:
Thu nhập trung bình ở thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn từ 1,7đến trên 1,8. Tốc độ tăng thu nhập trung bình ở thành thị khoảng 14% , thấp hơn tốc độ tăng thu nhập ở nông thôn 15%.
Từ năm 2002 đến 2016, định mức tiêu thụ điện trong hộ gia gia đình ở thành thị tăng từ khoảng trung bình 94 kWh/hộ/tháng đến trên 222 kWh/hộ/ tháng. Định mức tiêu thụ điện ở nông thôn tăng từ trên 36kWh/hộ/tháng đến trên 121kWh/hộ/tháng
Than là nhiêu liệu được các hộ gia đình sử dụng chính trong việc đun nấu với chi phí rẻ cả ở thành thị lẫn nông thôn. Từ năm 2002 đến 2016, xu hướng sử dụng than giảm ở thành thị là từ khoảng 10kg/hộ/tháng xuống còn khoảng 5kg/hộ/tháng; ở nông thôn giảm từ 7kg/hộ/tháng xuống gần 2kg/hộ/tháng.
Nhu cầu sử dụng ga ở thành tăng cao nhất vào năm 2014, khoảng trên 5,4 kg/hộ/tháng, sau đó giảm xuống còn khoảng 5,2 kg/hộ/tháng. Lý do, ở thành thị, nhu cầu sử dụng ga trrong sinh hoạt lại giảm là do người dân chuyển sang sử dụng bếp điện và bếp từ phổ biến hơn, với chi phí cho bếp điện/từ hợp lý và hiệu suất của bếp điện/từ cao hơn, cũng như giảm ô nhiễm cho môi trường. Nhu cầu sử dụng ga ở thành thị tăng trung bình 3,2%/năm; ở nông thôn tăng cao với mức trên 12,8%/năm.
Dầu hỏa là nhiên liệu được sử dụng trong đun nấu và thắp sáng, khi điện và ga chưa phát triển. Nhưng từ năm 2002 đến 2016, dầu hỏa cả ở thành thị và nông thôn đều ít được sử dụng. Trung bình mỗi hộ ở thành thị dung khoảng 0,2 lít/tháng và có xu hướng giảm dần
Trong các hộ gia đình, phương tiện di chuyển chủ yếu là xe máy và ô tô. Cứ 1000 người dân thì có 460 chiếc xe máy và 16 chiếc ô tô. Chính vì vậy, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng tăng, thể hiện ở thành thị, mức tiêu thụ xăng từ 7 lít/hộ/tháng tang lên trên 21 lít/hộ/tháng; còn ở khu vực nông thôn, cũng tang nhanh từ mức hơn 2,2 lít/hộ/tháng đến hơn 13 lít/hộ/tháng.
Theo mức thu nhập
Xu hướng trong các hộ gia đình sử dụng nhiều nhiên liệu chất lượng cao hơn như điện, than và ga. Sau đây đề tài sẽ xem xét xu hướng này. Với mức tăng thu nhập, cấu trúc sử dụng nhiên liệu có thể khá khác nhau đối với người giàu và người nghèo. Có nhiều biến số xác định hoặc giải thích sự thay đổi về số lượng và cấu trúc của việc sử dụng nhiên liệu, nhưng ở đây chúng ta xem xét yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng thu nhập.

Tỷ trọng sử năng lượng trong hộ gia đình năm 2016

Ở khu vực thành thị, xu hướng sử dụng điện tăng lên, từ 15% năm 2012 lên 22,7% năm 2016. Trong khi đó, khu vực nông thôn, tỷ trọng sử dụng điện ở mức tương đối ổn định ở mức 23,7%.
Tỷ trọng trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng trong hộ gia đình của nhiên liệu than ở cả thành thị và nông thôn đều có xu hướng giảm. Thành thị giảm từ gần 11% xuống còn 3,2%kgoe/tháng; Nông thôn giảm mạnh từ 29,2% cuống 2,3%kgoe/tháng
Trong khi đó, tỷ trọng sử dụng ga đều cao ở ga, từ 60% đến 71% tỷ trọng tiêu thụ nhiên liệu ở cả thành thị và nông thôn. Thực tế cho thấy nhu cầu sử dụng ga trong hộ gia đình rất lớn
Trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng, tỷ lệ sử dụng xăng trong hộ gia đình tăng đáng kể, từ 3% đến khoảng 7%. Thể hiện xu thế sử dụng xăng dầu ngày 1 cao cho phương tiện giao thông.

IV. Kết quả của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đưa ra định mức tiêu thụ năng lượng/điện trong hộ gia đình ở thành thị và nông thôn; cũng như xu thế tiêu thụ năng lượng/điện trong giai đoạn 2002 đến 2016.
Sự đóng góp của nghiên cứu là các phân tích về sự tương quan giữa thu nhập ở hộ gia đình với mức tiêu thụ năng lượng/điện của hộ gia đình tương ứng. Đồng thời, xác định tỷ trọng sử dụng năng lượng/điện trong hộ gia đình ở thành thị và nông thôn.
Ngoài ra, đề tài đã xây dựng và quản lý bộ số liệu của hộ gia đình về chi tiêu trong hộ gia đình, loại nhà, thiết bị điện, số nhân khẩu và độ tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đề án: “Tổng sơ đồ 7 quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét triển vọng đến năm 2030”, do Viện Năng lượng – Bộ Công Thương lập, đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 1208/QĐ- TTg ngày 21/7/2011,
2. Đề án “Tổng sơ đồ quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030” đã được Chính phủ phê duyệt quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9/1/2012: Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030,
3. Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025, ,
4. Quyết định 24/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 15/4/2011 quy định chính sách điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường,
5. Quyết định số 31/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 19/8/2011 về việc điều chỉnh giá bán điện theo thông số đầu vào cơ bản,
6. Điều tra mức sống hộ gia đình các năm từ 2002 đến 2016, Tổng cục thống kế Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
7. Giáo trình: “Lý thuyết thống kê”, ứng dụng trong quản trị và kinh tế, nhà xuất bản thống kê,

Facebook
Twitter
LinkedIn