Đánh giá khả năng ứng phó của hồ chứa thủy điện Tuyên Quang và Thác bà khi gặp lũ cực hạn

Th.S. Lê Nguyên Trung, Trung tâm Thuỷ điện – Viện Năng lượng – Bộ Công Thương, email: LeNguyenTrung80@gmail.com
Quy trình vận hành liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 10/2/2011; trong đó chỉ có thủy điện Sơn La và Hòa Bình đã được nghiên cứu tính toán lũ cực hạn (PMF – lũ lớn nhất có khả năng xẩy ra) là lũ ứng với tần suất kiểm tra

NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Giới thiệu chung
Quy trình vận hành liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 10/2/2011; trong đó chỉ có thủy điện Sơn La và Hòa Bình đã được nghiên cứu tính toán lũ cực hạn (PMF – lũ lớn nhất có khả năng xẩy ra) là lũ ứng với tần suất kiểm tra. Với Thủy điện Thác Bà và Tuyên Quang thì lũ kiểm tra chỉ tương ứng với tần suất 0,01%. Trên thực tế, lũ cực hạn là do mưa cực hạn (PMP – mưa lớn nhất có khả năng xẩy ra) gây ra mà mưa cực hạn thường xẩy ra trên diện rộng (có thể lên đến 50.000km2) vì vậy việc nghiên cứu tính toán mưa cực hạn và lũ cực hạn cho thủy điện Tuyên Quang và Thác Bà cũng như đánh giá khả năng ứng phó của 2 hồ chứa khi gặp lũ cực hạn là rất cần thiết.
2. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành thu thập các dữ liệu khí tượng thuỷ văn, vận hành công trình… Tính toán lũ cực hạn và đánh giá khả năng xả của công trình thuỷ điện khi gặp lũ vượt thiết kế. Phân tích hiện trạng về công trình cũng như về quy trình vận hành sẽ đề xuất một số giải pháp ứng phó phù hợp.
3. Kết quả nghiên cứu
a. Tổng quan về 2 thuỷ điện.
* Vị trí địa lý
– Thuỷ điện Thác Bà: Đập thuỷ điện Thác Bà nằm trên sông Chảy, hồ Thác Bà nằm trong địa giới của 2 huyện miền núi Yên Bình và Lục Yên ở phía Đông Bắc tỉnh Yên Bái được hình thành trên lưu vực sông Chảy. Phía Bắc giáp với tỉnh Lào Cai, phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ. Phía Tây giáp thị xã Yên Bái. Tổng diện tích 2 huyện Yên Bình và Lục Yên là 150.486 ha, trong đó diện tích huyện Lục Yên là 80.900 ha, Yên Bình là 69.586 ha . Riêng mặt nước hồ Thác Bà là 19.050 ha chiếm 12,65% diện tích toàn vùng.
– Thuỷ điện Tuyên Quang (trước đó có tên là thuỷ điện Na Hang) nằm trên sông Gâm, đoạn qua thị trấn Na Hang. Hồ chứa thuỷ điện Tuyên Quang nằm trong địa phận 3 tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang và Bắc Kạn. Tổng diện tích mặt nước trên hồ thủy điện hơn 8.000ha; dung tích hơn 2 tỷ m3 nước.
* Nhiệm vụ công trình
– Nhiệm vụ của thuỷ điện Tuyên Quang là phát điện với tổng công suất 342MW (3x114MW), điện lượng hàng năm 1.329,55 x 106 kWh. Phòng chống lũ cho đồng bằng Sông Hồng và thủ đô Hà Nội, bổ sung nước vào mùa kiệt cho đồng bằng Sông Hồng và cắt lũ cho thành phố Tuyên Quang với dung tích phòng lũ của thuỷ điện Tuyên Quang hơn 1tỷ m3 (+105,22m). Khi cần thiết có thể nâng dung tích phòng lũ lên 1,5tỷ m3 (mực nước trước lũ: +95,2m). Hồ được xây dựng với chế độ điều tiết nhiều năm.

Hình 1: hạ lưu thủy điện Tuyên Quang

Thủy điện Thác Bà bắt đầu được xây dựng từ năm 1964 và phát điện tổ máy số 1 vào năm 1971, năm 1972 tổ máy số 2 và đến năm 1975 phát điện tổ máy số 3. Công trình thủy điện Thác Bà là công trình đầu tiên của Miền Bắc Việt Nam do sự giúp đỡ của nhà nước Liên Xô cũ nay là Liên bang Nga. Thủy điện Thác Bà có công suất lắp máy Nlm=120MW[4], có nhiệm vụ cung cấp lên lưới điện Quốc gia với sản lượng điện bình quân hàng năm là 425×106 kWh.

Xem bài viết đầy đủ

Facebook
Twitter
LinkedIn