Ở Việt Nam (với 80 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp) có nhiều nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng. Hiện nay chỉ có một phần nhỏ sinh khối (chiếm 1% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp ở Việt Nam) được sử dụng cho sản xuất năng lượng.
Arvo Leinonen – Trung tâm KH&CN Phần Lan
Nguyễn Đức Cường – Viện Năng lượng, Việt Nam
Ở Việt Nam (với 80 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp) có nhiều nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng. Hiện nay chỉ có một phần nhỏ sinh khối (chiếm 1% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp ở Việt Nam) được sử dụng cho sản xuất năng lượng. Tiềm năng chính của sinh khối có thể sử dụng làm nhiên liệu là cho các nhà máy đồng phát điện – nhiệt để sản xuất điện và hơi nước. Vấn đề chính của các nhà đầu tư nhà máy kết hợp phát điện và nhiệt (CHP) là phải có đủ nhiên liệu sinh khối một cách tin cậy để chạy nhà máy trong cả năm. Những nguyên nhân chính là:
– Thiếu chính sách và những quy định đầy đủ cho mua điện từ các nhà sản xuất điện Năng lượng tái tạo;
– Giá điện sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch thấp;
– Thiếu nguồn vốn đầu tư;
– Thiếu cập nhật thông tin về các công nghệ năng lượng sinh khối;
– Thiếu các dự án trình diễn có hiệu quả để khai thác và sử dụng sinh khối làm nhiên liệu;
– Thiếu kiến thức và kỹ năng kỹ thuật để thực hiện các dự án điện sinh khối;
– Công nghệ năng lượng sinh khối trong nước chưa có; và
– Thiếu các hệ thống và công nghệ cung cấp sinh khối tin cậy.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã thấy tầm quan trọng của năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện từ Năng lượng tái tạo. Ở Việt Nam đã có các khung pháp lý hỗ trợ sử dụng sinh khối cho sản xuất năng lượng như sau:
“Luật điện” yêu cầu hỗ trợ cho phát điện từ các nguồn năng lượng tái tạo.
“Quyết định số 1208/QD-TTg”, ngày 21/07/2011 đặt mục tiêu lắp đặt 2000MW điện sinh khối nối lưới trong giai đoạn 2011 – 2023.
“Quyết định số 1855/QD-TTg” đề ra mục tiêu về tỷ lệ năng lượng tái tạo (3% – 2010, 5% – 2020 and 11% – 2050).
Bộ Công Thương đã phê duyệt Tổng sơ đồ phát triển năng lượng tái tạo cho Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Viện Năng lượng đã lập Báo cáo cuối cùng và trình Chính phủ phê duyệt.
Để hỗ trợ phát triển năng lượng sinh khối ở Việt Nam, có dự án “Xây dựng và trình diễn chuỗi cung cấp các loại sinh khối cho các nhà máy đồng phát năng lượng và các lò hơi công nghiệp ở Việt Nam (thuộc Chương trình EEP Mêkông). Chương trình này được thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2012 và được Bộ Ngoại giao Phần Lan và Quỹ Phát triển Bắc Âu tài trợ.
Viện Năng lượng (IE) của Việt Nam thực hiện dự án này cùng với Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Phần Lan (VTT). IE là cơ quan lãnh đạo dự án. VTT giữ vai trò là một đối tác của dự án. Mục tiêu chính của dự án này là xây dựng và trình diễn chuỗi cung cấp sinh khối tin cậy và hiệu quả dựa vào nhiều nguồn nhiên liệu cho các nhà máy đồng phát điện – nhiệt và các lò hơi công nghiệp ở Việt nam.
Dự án được chia thành 5 phần: Phần một là hiện trạng công nghệ cung cấp và chi phí cung cấp được phân tích ở Việt Nam (1). Sau đó là phần công nghệ sẽ được phát triển (2). Sự phát triển này được thực hiện trong hai – ba trường hợp nghiên cứu cụ thể ở Việt Nam. Các trường hợp nghiên cứu cụ thể này sẽ được lựa chọn dựa vào sự quan tâm của các công ty và kế hoạch xây dựng các nhà máy điện ở những miền/tỉnh khác nhau ở Việt Nam. Chuỗi cung cấp sinh khối trong các trường hợp nghiên cứu cụ thể là dựa vào nhiều nguồn nhiên liệu. Sau nhiệm vụ này, một nghiên cứu cụ thể sẽ được trình diễn trong thực tế ở một mức độ nhất định (3). Các kết quả từ sự phát triển, nghiên cứu trường hợp cụ thể và trình diễn này sẽ được phân tích và báo cáo (4). Sau đó sẽ được tổ chức seminar ở từng nước đối tác để trình bày các kết quả và thúc đẩy sử dụng sinh khối ở các nước cộng tác trong dự án này (5).
Những tác động chính của dự án là: Thúc đẩy tính sinh lời của sinh khối khi được sử dụng làm năng lượng, tăng sử dụng sinh khối trong các nhà máy đồng phát điện – nhiệt, giảm tác động môi trường của sinh khối (hiện tại phải đốt bỏ sinh khối được ở các cánh đồng hoặc xả bỏ xuống sông), giảm nhập khẩu và sử dụng than cho sản xuất năng lượng và giảm nghèo nhờ tạo ra công việc mới cho nhân dân địa phương về mặt sản xuất sinh khối và các hệ thống cung cấp sinh khối.