Ths. Trẩn Ngọc Khanh, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương
Dự án Nâng công suất trạm biến áp 220kV Vinh (Mã số: D582 – giai đoạn DAĐT và D642 – giai đoạn TKBVTC, HSMT) do VNL thực hiện Tư vấn thiết kế có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện ổn định lâu dài, tin cậy cho phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận; Tăng cường độ ổn định, vận hành an toàn cho lưới điện.
Quy mô của dự án là thay thế MBA AT4 – 220/110/10kV – 125MVA hiện hữu bằng MBA 220/110/22kV – 250MVA; Lắp bổ sung 05 bộ dao cách ly để hoàn thiện sơ đồ phía 110kV là 2 thanh cái có thanh cái vòng; Lắp bổ sung biến điện áp 110kV tại ngăn 134 có cấp chính xác 0,2; Thay thế biến dòng điện 110kV tại ngăn 134 hiện tại có cấp chính xác 0,5 bằng biến dòng điện 110kV có cấp chính xác 0,2 để phục vụ đo đếm; Thay dây dẫn thanh cái 110kV hiện tại đang dùng dây 2xACSR300 bằng dây 2xACSR800; Thay dây dẫn ngăn lộ 220kV MBA AT4 (234) hiện tại đang sử dụng dây ACSR300 bằng dây ACSR500; Thay dây dẫn ngăn lộ tổng 110kV MBA AT4 (134) hiện tại đang sử dụng dây 2xACSR300 bằng dây 2xACSR500; Lắp đặt, điều chuyển các sứ đứng 110kV và phần xây dựng, PCCC, điều khiển bảo vệ liên quan cũng như bổ sung các văn bản pháp lý.
Giai đoạn 1 của dự án (đóng điện 15/8/2014): thay thế MBA AT4 – 220/110/10kV – 125MVA hiện hữu bằng MBA 220/110/22kV – 250MVA và phần xây dựng, điều khiển bảo vệ liên quan; hoàn thành hệ thống PCCC và các văn bản pháp lý đảm bảo cấp điện trực tiếp cho khu vực tỉnh Nghệ An và vùng phụ cận.
Việc công trình được hoàn thành và đưa vào vận hành sẽ góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho tỉnh Nghệ An từ mùa khô 2014 và những năm tiếp theo.
2. Tóm tắt các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án
Trạm biến áp 220kV Vinh nằm ở phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, trạm đã được đưa vào vận hành năm 1990 và thực hiện trong hàng rào TBA 220kV Vinh hiện có.
a. Công tác khảo sát
Do trạm vận hành đã lâu, có rất nhiều dự án đã và đang thực hiện, hồ sơ tài liệu thiết bị, xây dựng thiếu, không đồng bộ, phải khảo sát, đo vẽ tại hiện trường trong điều kiện trạm vẫn đang vận hành cung cấp điện, hơn nữa, vị trí trạm xa nên đi lại rất khó khăn, vất vả.
b. Thỏa thuận pháp lý
Tuy dự án không phải xin thoả thuận về vị trí trạm biến áp nhưng phải lập hồ sơ xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, SCADA, phối hợp với Công ty Truyền tải điện 1 lập hồ sơ không phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là thoả thuận mua bán điện năng phải khảo sát, lập lại hồ sơ đo đếm cho toàn bộ trạm theo văn bản số 688/EVN-KD+KTSX+KH+TCKT ngày 5/3/2014 của EVN về việc hướng dẫn phương thức giao nhận điện năng giữa EVNNPT và các Tổng Công ty điện lực.
c. Tiến độ thực hiện
Do TBA 220kV Quỳnh Lưu chưa đưa vào vận hành nên phụ tải tỉnh Nghệ An thiếu nguồn cung cấp cả mùa mưa và mùa khô, đặc biệt là các chế độ sự cố thì việc thìếu nguồn và quá tải các đường dây và trạm biến áp liên quan sẽ càng trầm trọng, do đó, yêu cầu tiến độ để đưa dự án Nâng công suất trạm biến áp 220kV Vinh vào rất gấp.
d. Công tác lập biện pháp tổ chức thi công và giám sát tác giả
Việc thay thế máy biến áp, dây dẫn thanh cái rất phức tạp, liên quan đến các ngăn lộ và máy biến áp khác, ảnh hưởng đến việc truyền tải công suất đi các phụ tải, nên việc lập biện pháp tổ chức thi công đảm bảo tính khả thi khi thực hiện dự án rất quan trọng đảm bảo thời gian cắt điện là ngắn nhất, đồng thời đảm bảo an toàn khi thi công.
II. Thành tích đạt được
Với vai trò là Tư vấn thiết kế công trình, VNL đã phối hợp chặt chẽ cùng Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Đơn vị quản lý vận hành từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc gặp phải khi thi công công trình. Cụ thể, trong vai trò Tư vấn thiết kế, Nhóm đề án đã xử lý các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dự án như sau:
a. Công tác khảo sát
Lên lịch công tác nhóm đề án phù hợp, liên hệ với các đơn vị liên quan trong việc thu thập tài liệu, những tài liệu không có phải thu thập các tài liệu của trạm cùng thời điểm với TBA 220kV Vinh (móng máy biến áp…). Ngoài ra, phải khảo sát, đo vẽ tại hiện trường trong điều kiện trạm vẫn đang vận hành thực hiện tỉ mỉ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, cũng như tiết kiệm chi phí đi lại.
b. Thỏa thuận pháp lý
VNL đã làm việc với Công ty Truyền tải điện 1, TBA 220kV Vinh để có tài liệu hiện trạng và thoả thuận với các đơn vị liên quan, đặc biệt làm việc với Công ty Mua bán điện để lập và xin thoả thuận đo đếm cho toàn trạm trong điều kiện thiếu nhiều hồ sơ, tài liệu.
c. Tiến độ thực hiện
Với tiến độ yêu cầu thực hiện nhanh, đòi hỏi thời gian cắt điện hạn chế, cán bộ thiết kế phải có kinh nghiệm, xử lý nhanh, chuẩn xác. VNL đã tập trung nhân lực, vật lực để hoàn thành hồ sơ trình Chủ đầu tư phê duyệt và thi công đáp ứng tiến độ.
d. Công tác lập biện pháp tổ chức thi công và giám sát tác giả
Với tính chất việc nâng công suất là thi công trong thời gian trạm đang vận hành và cắt điện với thời gian ngắn nhất. VNL đã tổ chức đi thực địa, xem xét, nghiên cứu các phương án thi công để lập biện pháp tổ chức thi công đảm bảo tính khả thi khi thực hiện dự án. Trong quá trình thi công, với nhiệm vụ giám sát tác giả, VNL thường xuyên có mặt để xử lý thi công trực tiếp trên hiện trường hoặc liên lạc với đơn vị giám sát, nhà thầu thi công … nhằm đáp ứng kịp thời tiến độ gấp rút của dự án.
III. Kết luận
Hiện nay, dự án đã hoàn thành đóng điện máy biến áp 250MVA (giai đoạn 1). VNL đang phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thành giai đoạn 2. Bằng sự nhiệt tình, chủ động và có trách nhiệm của Nhóm đề án, Dự án đã được Chủ đầu tư đánh giá cao trong công tác thiết kế thể hiện qua Phụ lục tồn tại sau khi đóng điện công trình. Qua dự án này, Chủ đầu tư (EVNNPT), Công ty Truyền tải điện 1 (đại diện Chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành) đánh giá rất cao năng lực thiết kế Trạm biến áp của Viện, cũng như tính đáp ứng khi phối hợp xử lý tháo gỡ vướng mắc khó khăn khi thi công.
IV. Một số bài viết ở trang web khác viết về dự án này