ThS. Nguyễn Hải Đông, Nghiên cứu viên phòng Quy hoạch lưới điện, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương.
Nam Định là tỉnh nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc và giáp biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông. Nam Định có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 9 huyện và thành phố Nam Định.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 (theo giá so sánh 1994) đạt 12,5%/ năm, cao hơn mức bình quân 10,33%/năm của thời kỳ 2006-2010, (theo giá so sánh 2010) đạt 6,2%/năm.
Ngày 21/3/2016 Bộ công thương đã ban hành Quyết định số 1063/ QĐ- BCT về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035”
Sau khi Hợp phần 1: Quy hoạch chi tiết sau các trạm 110kV được Bộ Công Thương phê duyệt, UBND tỉnh Nam Định đã phối hợp với Viện Năng lượng thực hiện Hợp phần 2: Quy hoạch chi tiết lưới điện trung hạ áp trau các trạm 110kV.
Ngày 18/7/2016 UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1474/ QĐ- UBND về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035”, Hợp phần 2: Quy hoạch chi tiết lưới trung hạ áp sau các trạm 110kV với nội dung như sau:
1. Về nhu cầu phụ tải:
Năm 2020: Công suất cực đại Pmax = 580 MW, điện thương phẩm 2.829 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 12,1 %/năm.
Năm 2025: Công suất cực đại Pmax = 900 MW, điện thương phẩm 4.733triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 là 10,8 %/năm.
Năm 2030: Công suất cực đại Pmax = 1.300 MW, điện thương phẩm 7.511 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2026-2030 là 9,7 %/năm.
Năm 2035: Công suất cực đại Pmax = 1.900 MW, điện thương phẩm 11.330 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2031-2035 là 8,6 %/năm.
2. Về khối lượng đầu tư xây dựng
Khối lượng lưới điện trung áp xây dựng mới và cải tạo đến năm 2020:
– Xây dựng mới 392,7km đường dây trung áp bao gồm: 169,8km đường trục và 223,0km đường dây nhánh rẽ; cải tạo nâng tiết diện dây dẫn là 606,2km.
– Xây dựng mới 1.325 trạm biến áp với tổng dung lượng là 313.420kVA; cải tạo nâng công suất và điện áp 975 trạm với tổng dung lượng 246.280kVA.
– Xây dựng mới 1.417,4km đường dây hạ áp; cải tạo nâng tiết diện dây dẫn là 1.022,6km.
Khối lượng lưới điện hạ áp xây dựng mới và cải tạo đến năm 2025:
– Xây dựng mới 382,2km đường dây trung áp bao gồm: 145,8km đường trục và 236,4km đường dây nhánh rẽ; cải tạo nâng tiết diện dây dẫn là 207,9km.
– Xây dựng mới 889 trạm biến áp với tổng dung lượng là 306.070kVA; cải tạo nâng công suất và điện áp 884 trạm với tổng dung lượng 302.320kVA.
– Xây dựng mới 1.073,3km đường dây hạ áp; cải tạo nâng tiết diện dây dẫn là 456,7km.
3. Tổ chức thực hiện
– Sở Công Thương Nam Định chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành các thủ tục công bố và quy hoạch.
– Phối hợp với Công ty Điện lực Nam Định theo dõi, kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện quy hoạch