Nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển năng lượng:
Viện Năng lượng đã phát huy sự năng động, kết hợp nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu KH&CN, triển khai ứng dụng, thực hiện công tác tư vấn điện lực/năng lượng và các dự án hợp tác quốc tế. Công tác nghiên cứu KH&CN của Viện đã bám sát mục tiêu phát triển KH&CN, mang lại những hiệu quả nhất định, đóng góp vào định hướng phát triển, quản lý vận hành, sản xuất và kinh doanh của ngành điện cũng như đời sống kinh tế của cán bộ trong Viện được nâng lên. Ngoài các đề tài nghiên cứu cấp Bộ và cấp nhà nước, Viện cũng đã tự tìm kiếm thêm nhiều dự án nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Các đề tài, nhiệm vụ KH&CN đã được hoàn thành với chất lượng cao, đảm bảo tiến độ và đã được nghiệm thu với kết quả gần 100% loại khá và xuất sắc Kết quả nghiên cứu các đề tài/nhiệm vụ KH-CN cấp Bộ và nhà nước:
Hệ thống điện:
đã nghiên cứu các vấn đề về kết cấu lưới điện tối ưu, điện từ trường đường dây cao áp và siêu cao áp, khả năng xuất hiện và ứng dụng truyền tải điện siêu cao >500kV trên hệ thống điện Việt Nam, độ tin cây và ổn định của hệ thống điện; xây dựng nguyên tắc chọn cách điện ĐDK cho vùng nhiễm bẩn công nghiệp; phương pháp phân tích dòng phân cực, khử cực để xác định độ ẩm trong cách điện máy biến áp; nghiên cứu và thiết kế bảo vệ chống sét; nghiên cứu đặc tính vật liệu composite dùng trong các thiết bị điện cao áp… Kết quả của một số đề tài được EVN ứng dụng trong công tác thiết kế, Quy hoạch phát triển điện lực, quản lý lưới điện, bổ sung một số điểm cho tiêu chuẩn ngành;
Kinh tế, dự báo nhu cầu điện/năng lượng:
nghiên cứu áp dụng mạng nơ ron nhân tạo trong dự báo ngắn hạn phụ tải điện, nghiên cứu tính toán xác định khung giá điện của các loại hình công nghệ phát điện trong thị trường phát điện cạnh tranh; ảnh hưởng của ngành điện đối với phát triển kinh tế; tính toán mức hỗ trợ giá trong chiến lược phát triển các nguồn điện NLTT độc lập, đánh giá những nhân tố tác động tới tiêu thụ năng lượng của các ngành công nghiệp, nghiên cứu đề xuất định mức sử dụng năng lượng cho các ngành công nghiệp; nghiên cứu phương pháp xác định giá truyền tải điện và phương thức chống tắc nghẽn… Kết quả nghiên cứu của các đề tài, đã được tham khảo cho các nhiệm vụ chiến lược của ngành.Trong lĩnh vực nghiện cứu kinh tế ngành, Viện đã tiến hành thực hiện các nghiên cứu kinh tế bao gồm nghiên cứu về giá điện, giá năng lượng và thị trường điện.
Thuỷ điện:
nghiên cứu các giải pháp KH&CN khai thác hợp lý nguồn thuỷ điện; nghiên cứu chê độ thuỷ lực các công trình tháo lũ cột nước cao; tổng kết nghiên cứu mô hình thuỷ lực; đánh giá tiềm năng khả thi nguồn thuỷ điện nhỏ; môi trường và bồi lắng của hồ chứa bậc thang thuỷ điện… Kết quả nghiên cứu đã được áp dụng thực tế trong thiết kế, quản lý khai thác, đề xuất giải pháp công trình hợp lý, tiết kiệm kinh phí xây dựng công trình, đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng và vận hành;
Nhiệt điện:
Nghiên cứu đánh giá phát, giảm thiểu phát thải nhà kính từ các lò hơi gia nhiệt trong một số ngành công nghiệp; nghiên cứu đốt than Antraxít, nghiên cứu đốt than nội địa và than nhập khẩu. Thành công của đề tài nghiên cứu ứng dụng vòi phun kiểu UD (Ultra Dent) ở nhà máy nhiệt điện Ninh Bình đã được tặng giải nhất giải thưởng “Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam VIFOTEC năm 2003. Hiện nay, Viện đang triển khai thực hiện đề tài cấp nhà nước về chế tạo thiết bị cho tổ máy nhiệt điện đốt than đến 600MW;
Nghiên cứu ứng dụng năng lượng mới:
Viện là đơn vị tiên phong, có bề dày kinh nghiệm nhiều năm và nghiên cứu toàn diện trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Viện đã thực hiện các nghiên cứu KH&CN và ứng dụng thành công các dạng năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, biogas, biomas; nghiên cứu nhiều giải pháp công nghệ cho các mô hình sản suất, sử dụng năng lượng (điện & nhiệt) tại chỗ; nghiên cứu khả năng ứng dụng đồng phát nhiệt điện trong khu công nghiệp đa ngành để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; nghiên cứu và đánh giá tính khả thi việc áp dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) cho các dự án đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các công trình điện có tiềm năng thuộc EVN. Nghiên cứu ứng dụng các mẫu bếp đun cải tiến nhằm tiết kiệm nhiên liệu đun nấu đã được áp dụng ở nhiều địa phương như Ninh Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ… Ứng dụng lắp đặt pin mặt trời phục vụ đời sống của nhân dân các dân tộc ở những bản vùng sâu, vùng xa, hải đảo, nơi không có khả năng cung cấp điện lưới (ứng dụng tại Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Quảng Bình, Hải Phòng…). Thành công của đề tài ứng dụng pin mặt trời nối lưới ở trụ sở Bộ Công Thương và trụ sở Viện Năng lượng quy mô 5kW, mở ra hướng mới nghiên cứu ứng dụng PMT cho quy mô lớn nối lưới áp dụng cho các toà nhà cao tầng, khách sạn, quy mô cụm dân cư. Ứng dụng thành công thiết bị năng lượng mặt trời đun nước nóng, có nhiều ưu điểm nổi bật như: đơn giản, rẻ tiền, dẽ áp dụng cho các vùng dân cư, hiệu quả cao, được thực tế chấp nhận và đã chuyển giao công nghệ chế tạo và ứng dụng ở Quảng Ngãi. Ứng dụng thành công thiết bị khí sinh đã được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc, ứng dụng thiết bị khí sinh học trong sấy chè, thiết bị khí sinh học cỡ lớn dùng phát điện ở quy mô công nghiệp…
Menu