Th.S. Lê Nguyên Trung, Trung tâm Thủy điện – Viện Năng lượng – Bộ Công Thương,
email: LeNguyenTrung80@gmail.com
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong các thế kỷ tiếp theo.
1. Giới thiệu chung
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong các thế kỷ tiếp theo. Với lĩnh vực thuỷ điện, BĐKH tác động trực tiếp đến các yếu tố đầu vào trên lưu vực thuỷ điện như mưa, nhiệt độ dẫn đến gây biến đổi dòng chảy, xói mòn lưu vực, bồi lắng hồ chứa… Những sự thay đổi này gây ra các rủi ro về an toàn công trình, khả năng sản xuất điện, ngập lụt thượng hạ du công trình, hạn hán… Trong bài báo này chỉ đánh giá tác động của BĐKH đến năng lượng của một số nhà máy thuỷ điện.
2. Phương pháp nghiên cứu
Lựa chọn công trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu, tính toán kiểm nghiệm và đánh giá tác động của BĐKH đến sản lượng điện của nhà máy thuỷ điện.
3. Kết quả nghiên cứu
a. Lựa chọn công trình nghiên cứu.
Trong báo cáo này chỉ đánh giá tác động của BĐKH đến sản lượng điện của nhà máy thuỷ điện. Tác giả đã lựa chọn 3 công trình thuỷ điện ở 3 khu vực khí hậu để nghiên cứu đó là các công trình thuỷ điện: Tuyên Quang, Hủa Na và Trị An.
b. Phương pháp tính toán thuỷ năng.
Nguyên lý tính toán điều tiết hồ chứa độc lập phát điện là việc hợp giải hệ hai phương trình cơ bản sau:
Phương trình (1) là phương trình cân bằng nước; phương trình (2) là phương trình năng lượng.
Trong đó:
– V(t): dung tích kho nước tại thời điểm t
– Q(t): là lưu lượng nước đến thời điểm t.
– qr(t): là tổng lưu lượng chảy ra khỏi hồ, bao gồm lưu lượng chảy qua tua bin qfd(t), tổng lưu lượng tổn thất qtt(t), lưu lượng nước lấy ra từ thượng lưu hồ q(t) và lưu lượng xả thừa qx(t):
qr(t) = qfd(t) + qtt(t) + q(t) + qx(t).
– N(t): là công suất của trạm thủy điện thời điểm t.
– K: hệ số phụ thuộc vào hiệu suất của tua bin và máy phát. K tính theo công thức:
– qfd(t): lưu lượng bình quân qua trạm thủy điện tại thời điểm t tính bằng m3/s.
– H(t): chênh lệch cột nước thượng và hạ lưu của hồ chứa đã trừ tổn thất (m);
H(t) = Z(t) – Zh(t) – htt(t) (3)
Trong đó:
+ Z(t) là mực nước thượng lưu tại thời điểm t.
+ Zh(t): Mực nước hạ lưu thời điểm t
+ htt(t): tổn thất cột nước trên tuyến năng lượng.